Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi quá trình làm việc của 24 người làm việc tại môi trường văn phòng trong suốt 6 ngày.

Các ngày được chọn để tiến hành theo dõi nằm ở giữa tuần để tránh tác động của hiệu ứng thần kinh xảy ra vào ngày thứ 2 và thứ 6 vốn được cho là làm suy giảm hiệu suất lao động.

Mỗi ngày, các nhà nghiên cứu sẽ thay đổi mức độ CO2 và các chất hữu cơ dễ bay hơi, vốn có thể xuất hiện trong không gian làm việc thông thường có nguồn gốc từ đồ nội thất, ván sàn, máy lạnh, sơn tường,.... Các nhân viên này đều không biết được loại không khí mà họ đang hít thở vào những ngày này có chứa cái gì. Tuy nhiên mỗi buổi trưa họ sẽ được cho trải qua các bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng nhận thức, khả năng áp dụng các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc. 

Kết quả cho thấy, vào những ngày mà chất lượng không khí chứa ít CO2 và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thì hiệu quả làm việc cũng như khả năng nhận thức sẽ cao hơn 61%. Khi chất lượng không khí trở nên "xanh" hơn, tức là đã được làm trong lành bằng cách cắt giảm các chất gây ô nhiễm, thì khả năng nhận thức được tăng lên gấp đôi. 

Từ đó, các nhà khoa học cho rằng chất lượng không khí có tác động lớn tới khả năng nhận thức, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không xác định tác động về dài hạn của các loại hóa chất này đến khả năng làm việc của người lào động. Mặc dù một số loại hóa chất trước đây đã được xác định là có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, thí dụ như amiang có khả năng gây bệnh phổi nếu hít trong thời gian dài, tuy nhiên tác động dài hạn về mặt nhận thức vẫn chưa được làm rõ. 


Do đó, sắp tới các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu nhằm kiểm tra tác động thật sự của chất lượng không khí trong văn phòng cả về ngắn hạn lẫn dài hạn nhằm đưa ra các biện pháp xử lý tốt hơn. 

(Nguồn Arstech