TPHCM đang bị ô nhiễm bụi, Ozone, NO2 và CO. 95% trẻ em dưới 5 tuổi tại đây bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí
PGS.TS. Hồ Quốc Bằng, Đại học Quốc gia TPHCM nhấn mạnh vấn đề trên tại sự kiện Ngày không khí sạch do Saigon Innovation Hub, UNICEF Việt Nam và Clean Air Asia phối hợp tổ chức ngày 14/6 tại TPHCM.
Theo TS. Bằng, khí thải từ động cơ diesel và không khí xung quanh là các chất gây ung thư phổi. Bụi mịn trong không khí có thể đi theo máu và tàn phá mọi bộ phận cơ thể, gây tác hại từ đầu đến chân. Từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường, chứng mất trí nhớ, gan, ung thư bàng quang cho đến giòn xương và tổn thương da. Ô nhiễm không khí còn gây hại cho việc sinh đẻ, thai nhi và trẻ sơ sinh.
Hoạt động giao thông chiếm phát thải cao nhất hầu hết cho các chất ô nhiễm. Cụ thể hoạt động giao thông chiếm 99% trong tổng phát thải CO của toàn thành phố, các loại khí khác và bụi. Đối với bụi thì hoạt động giao thông chiếm 37,7% và hộ gia đình 11,4%; công trình xây dựng 9%; cửa hàng, bãi vật liệu xây dựng 7,8%; nhà hàng quán ăn 5%; bến cảng 5%. Dự báo phát thải của TPHCM đến năm 2025 và 2030, mức tăng phát thải dự báo năm 2025 là gần 40% cho các chất. Năm 2030 tăng so với năm 2017 là từ 40 đến 50% cho các chất.
Chất lượng không khí TP. HCM đã bị ô nhiễm, đang và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân. “Thành phố không còn khả năng tiếp nhận khí thải đối với CO, NOx tại một số khu vực trung tâm” – TS. Bằng nói và khuyến nghị, để giảm thiểu ô nhiễm không khí, TPHCM cần điều tra, rà soát thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng, các phương tiện giao thông không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và cho ngưng hoạt động các loại phương tiện này.
Đặc biệt, Thành phố cần quyết liệt hơn nữa trong việc kiểm định khí thải cho tất cả xe gắn máy. Đồng thời, đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng không khí tự động; đánh giá tổng thể hoạt động đốt nhiên liệu sử dụng lò hơi trong công nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong hoạt động công nghiệp;…
Đối với các thanh thiếu niên, trẻ em cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến, phải pháp của mình để góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Cụ thể như nhóm học sinh trường THCS Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM muốn thay thế vật liệu nhựa bằng vật liệu từ gáo dừa và ống hút từ lau sậy. Hiện tại các thành viên nhóm đã tạo ra gần 100 sản phẩm ống hút từ lau sậy và ly đựng từ gáo dừa đưa vào sử dụng trong nhà trường. Kế hoạch của nhóm đến tháng 8 sẽ sử dụng bộ sản phẩm này thay thế này cho học sinh toàn trường.
Tham khảo: Máy lọc không khí BONECO Thụy Sĩ
Nhóm học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, Quận3 thì đưa ra ý tưởng khuyến khích các bạn học sinh sử dụng xe công cộng (xe buýt, xe điện, đi xe chung) để đi học thay việc ba mẹ đưa đón bằng xe máy, ô tô riêng. Nhóm học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Nghi giải quyết vấn đề ô nhiễ ven kênh Vàm Thuật bằng việc thu gom rác thải.