Vậy, bạn đã biết gì về sự tàn phá sức khỏe khủng khiếp của tác nhân môi trường ô nhiễm không khí chưa?

Ô nhiễm không khí gây bệnh hô hấp, ung thư phổi

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn các thành phần có trong không khí, và các thành phần đó chủ yếu là khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí. Bạn có thể cảm nhận việc không khí bị ô nhiễm dựa vào hiện tượng có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, gây bệnh cho các sinh vật và cây lương thực, có thể làm hỏng môi trường tự nhiên xung quanh.

Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ các căn bệnh như đột quỵ, bệnh tim mạch...

Ô nhiễm không khí gây bệnh Ung thư phổi
Tác hại của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi mà chúng ta không thể coi thường. Bạn sẽ hiểu được sự khủng khiếp của nó theo sự liệt kê dưới đây:

1. Bệnh tim mạch

Ô nhiễm không khí gây bệnh tim mạch
Ô nhiễm không khí xung quanh là một yếu tố nguy cơ tương quan với tổng số tử vong tăng lên do các biến cố tim mạch, nguy cơ cho đột quy...

Một nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong tăng lên do đột quỵ co động mạch vành, được cho là nguyên nhân và các hiệu ứng trung gian gây nên tình trạng co mạch, viêm cấp thấp và xơ vữa động mạch.

2. Bệnh đường hô hấp

Ô nhiễm không khí gây bệnh hô hấp
Bệnh đương hô hấp như tắc nghẽn phổi mạn tính, viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng mãn... cũng xuất hiện nhiều ơ những nơi bị ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí làm người bệnh có những biểu hiện của nhiều triệu chứng hô hấp nghiêm trọng (bao gồm ho, đờm và khó thở), giảm chức năng phổi, tăng sản xuất đờm và xảy ra triệu chứng nôn mửa, bị nhầy và giảm chức năng phổi.

3. Bệnh ung thư phổi

Ô nhiễm không khí gây bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi có nguyên nhân chủ yếu là kết quả của các yếu tố môi trường. Việc bị phơi nhiễm PM2.5 (các hạt bụi mịn có đường kính 2,5 μm hoặc nhỏ hơn) lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ tử vong bất ngờ lên 6%. Tiếp xúc với PM2.5 cũng làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi (khoảng 15% đến 21%/10 microg/m3) và tử vong do tim mạch (khoảng 12% đến 14% mỗi 10 microg / m3 tăng).

Ô nhiễm không khí - Sự nguy hiểm đối với toàn nhân loại

Ô nhiễm không khí nặng tại các nước đang phát triển
Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy hiểm liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Các ảnh hưởng sức khoẻ do ô nhiễm không khí có thể kể đến như gặp khó khăn trong việc thở, hen suyễn và tình trạng trầm trọng của hô hấp và tim mạch.

Những ảnh hưởng này có thể làm tăng việc sử dụng thuốc tại các nước, tăng khám bác sĩ hoặc tăng phòng cấp cứu, tăng số lượng bệnh nhân nhập viện nhiều hơn và tăng nguy cơ tử vong sớm. Trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc... là những người dễ bị tổn thương nhất về số tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Riêng trong năm 2014, ô nhiễm không khí gây ra cái chết non của khoảng 7 triệu người trên toàn thế giới. Trong năm 2013, ô nhiễm không khí ước tính giết 500.000 người ở Trung Quốc. Tử vong hàng năm của người châu Âu do ô nhiễm không khí ước tính là 430.000 người.

Đối phó ô nhiễm không khí như thế nào?
Chúng ta có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy cần giữ nguyên tắc:

  • Đeo khẩu trang than hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể.
  • Khi về nhà cần thay quần áo và tắm gội ngay.
  • Không ăn uống ở các hàng quán lề đường. Luôn chọn thực phẩm sạch và không bị nhiễm bẩn.
  • Sử dụng máy tạo ẩm để tạo và duy trì độ ẩm lý tưởng trong gia đình (40-60%) và máy lọc không khí giúp lọc sạch vi khuẩn, bụi, hạt, các tác nhân gây ô nhiễm, dị ứng trong gia đình

Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, sự phát triển của các khu công nghiệp, khí thải sinh hoạt cũng khiến bầu không khí ô nhiễm trầm trọng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi.