Giáo sư Simon Fishel, người sáng lập và chủ tịch của CARE Fertility Group đã khẳng định quan điểm chất gây ô nhiễm không khí có thể trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả hai giới.
"Đã có những chứng cứ cho thấy cho rằng ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng đến khả năng sinh sản", ông Simon cho biết.
Ông Simon đã bình luận dựa trên một nghiên cứu ở Đại học Modena (Italy), nghiên cứu đo lường các chỉ số hormone của 1318 phụ nữ.
Kết luận từ nghiên cứu do các chuyên gia Ý dẫn đầu đã chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề ô nhiễm và việc giảm hoạt động ở buồng trứng của phụ nữ, tuy nhiên nghiên cứu không xem xét cụ thể tác động của ô nhiễm không khí đến khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cho thấy mức độ hormone AMH thấp hơn ở những phụ nữ sống ở khu vưc có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn (AMH có thể đưa ra dấu hiệu dự trữ buồng trứng của phụ nữ vì hormone này được giải phóng bởi các tế bào trong buồng trứng).
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng mức AMH giảm tự nhiên theo độ tuổi với phụ nữ trên 25 tuổi.
Giáo sư Simon cho biết, hormone của người được giải phóng ở chế độ nhịp và nhịp tạo ra sự kiểm soát rất cao với các cơ chế như sinh sản. Các gen
Nghiên cứu chỉ ra rằng các chất ô nhiễm có thể làm giảm dự trữ buồng trứng, sự phát triển của trứng, số lượng và chất lượng trứng, niêm mạc tử cung và thụ tinh của trứng, chất lượng phôi...
Giáo sư Simon nhấn mạnh sự cần thiết của chính phủ trong việc giải quyết vấn đề chất lượng không khí để đảm bảo hàm lượng lưu huỳnh và chì phù hợp với tiêu chuẩn.
Lưu ý thêm, một trong những nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là độ tuổi ở cả nam và nữ.
Tinh trùng và độ tuổi của nam giới cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Thế nhưng bác sĩ sẽ cần phải chú trọng hơn đến chất lượng sống tại khu vực nhà bệnh nhân để đảm bảo khả năng chữa trị cho những trường hợp cụ thể.