Trước năm 1972, con người đã đổ rác, bùn thải, chất thải hóa học, côn nghiệp, rác thải phóng xạ vào đại dương. Hàng triệu tấn kim loại nặng và các chất ô nhiễm hóa học, cùng với hàng ngàn thùng chứa chất thải phóng xạ đã bị ném xuống biển có chủ đích.

Ô nhiễm rác thải nhựa xâm nhập vào đại dương thông qua dòng chảy hoặc thậm chí là việc đổ rác có chủ đích. Lượng nhựa ở Đại Tây Dương đã tăng gấp 3 lần kể từ những năm 1960. Các miếng rác trôi nổi trên Thái Bình Dương với diện tích lên tới gần 1 triệu km vuông cho chúng ta cái nhìn kinh hoàng của vấn nạn này.

Thủ phạm lớn nhất là nhựa sử dụng một lần, từng được sử dụng hoặc bị ném trực tiếp ra biển. Những vật phẩm sử dụng một lần này vô tình dược tiêu thụ bởi nhiều hải sinh vật dưới đáy biển. Túi nhựa giống như sứa - một loại thực phẩm phổ biến với loài rùa, trong khi một số loài chim biển ăn nhựa vì nó tiết ra một chất hóa học khiến nó có mùi giống như thức ăn tự nhiên của nó. Vứt bỏ lưới đánh cá trôi dạt trong nhiều năm cũng gây ra nguy hại khủng khiếp cho các sinh vật biển.

Những mảnh nhựa xoáy khắp cột nước, thậm chí chìm xuống tận đáy đại dương. Các nhà khoa học tìm thấy nựa trong san hô ở Đại Tây Dương và hơn thế nữa, họ phát hiện ra rằng san hô dễ dàng ăn những mảnh nhựa phủ ngoài thức ăn. Rất nhiều trường hợp xác động vật chết trôi dạt vào bờ biển được phát hiện có rất nhiều mảnh nhựa bên trong dạ dày của chúng.

Ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương

Trái đất này không chỉ của con người, hàng ngàn loài sinh vật đang đứng bên bờ tuyệt chủng chỉ vì những hành động vô ý thức của con người khiến môi trường sống bị phá hủy. Chúng ta cần làm gì đó, hay ít nhất là lên tiếng bảo vệ để duy trì sự sống cho hành tinh xanh và cho chính chúng ta.