Không chỉ những cư dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng mà nhiều người dân tại Hà Nội cũng đang cảm thấy lo lắng khi khó tránh việc đi lại hoặc thủy ngân theo không khí và nguồn nước phát tán rộng hơn.

Tuy nhiên, cần phải biết rằng nguy cơ nhiễm thủy ngân không chỉ đáng ngại sau sự cố trên mà trong thực tế cuộc sống, chúng ta cũng đang tiếp xúc với khá nhiều nguồn chứa thủy ngân khác.

Những nguồn lây nhiễm thủy ngân nên biết

Kim loại thủy ngân là một chất lỏng màu xám bạc, gây hại cho con người khi tiếp xúc với không khí và được hít vào phổi, có thể sinh ra từ hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng.

Methyl thủy ngân (MeHg) có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá kiếm, cá vược và cá chó.

Hải sản dễ nhiễm thủy ngân (ảnh minh họa)

Hải sản dễ nhiễm thủy ngân (ảnh minh họa)

Hợp chất thủy ngân vô cơ có thể được tìm thấy trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Hợp chất này có thể gây hại nếu con người hít hoặc nuốt vào cơ thể.

Dạng cuối cùng là thủy ngân phenyl (phenylmercury) thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenylmercury xâm nhập vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc qua đường tiêu hóa.

Thủy ngân có trong các vật liệu xây dựng

Có thể khẳng định, việc tiếp xúc với thủy ngân phổ biến nhất vẫn là qua thực phẩm nhiễm độc thủy ngân.

Nguy cơ và triệu chứng lâm sàng khi nhiễm độc thủy ngân

Thủy ngân dễ dàng hấp thụ hoàn toàn vào máu và theo hệ tuần hoàn đến tất cả các mô, bao gồm cả não bộ. Người mẹ bị nhiễm thủy ngân cũng sẽ truyền đến thai nhi qua nhau thai.

Những dấu hiệu ban đầu của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê, đau nhói ở môi, đau ngón tay chân, hay còn được gọi là chứng dị cảm (paresthsia). Tiếp xúc lâu với thủy ngân ở nồng độ 50microgram/m3 không khí dẫn đến run rẩy, mất khả năng kiểm soát vận động, ảnh hưởng tới cảm xúc, mất trí trớ, mệt mỏi kéo dài, viêm lợi, giảm cân...

Những biện pháp phòng tránh phơi nhiễm

Từ những nguồn có khả năng gây nhiễm thủy ngân trên, chúng ta có thể tự phòng tránh các nguy cơ nhiễm độc dựa trên thói quen sinh hoạt hằng ngày.

1. Hạn chế ăn các hải sản ở các khu vực có báo động về tình trạng ô nhiễm thủy ngân, mua các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bảo đảm vệ sinh

2. Sử dụng khẩu trang chuyên dụng: Các sản phẩm khẩu trang y tế mỏng hay khẩu trang giá rẻ không có chức năng ngăn ngừa các chất độc có hại. Các loại khẩu trang được khuyến nghị sử dụng bao gồm:

  • FFP1, FFP2, FFP3: khẩu trang có thể chống lần lượt 80%, 94%, 99,95% bụi bẩn trong không khí.
  • N95, N99: khẩu trang có thể chống lần lượt 95%, 99% bụi bẩn trong không khí.

Sử dụng khẩu trang chất lượng

Trên thị trường hiện có rất nhiều nhãn hiệu khẩu trang đạt chuẩn bạn có thể tham khảo như Unicharm, 3M, Airphin,…Những loại khẩu trang này còn được dùng ở các hầm mỏ, công trường xây dựng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

3. Sử dụng các thiết bị lọc không khí và lọc nước

Trước những nguy cơ đang tiềm tàng hiện nay, việc trang bị cho gia đình các loại máy lọc không khí và lọc nước chất lượng là sự đầu tư hợp lý vì sức khỏe. Các loại máy lọc không khí cao cấp đều có màng lọc nhiều lớp, có khả năng lọc sạch VOCC và nhiều vi khuẩn độc hại khác.

Máy lọc không khí Boneco P500

Máy lọc không khí Boneco P500

4. Vệ sinh da bằng chất lỏng khử trùng

Sau khi ra ngoài, chúng ta nên vệ sinh bằng nước muối, rửa tay khô, cồn 70 độ để loại bỏ phần nào các chất độc bám trên da.

5. Đặt thêm cây xanh trong nhà

Vừa giúp điêu hòa không khí, vừa là đồ trang trí và giúp tinh thần thoải mái, cây xanh là lựa chọn tuyệt vời cho tất cả các gia đình mong muốn một không gian đẹp và bầu không khí trong lành.