Thật khó có thể tưởng tượng một thành phố có 7 triệu dân mà tổng số xe máy là 6 triệu, không đâu xa, đó chính là thủ đô Hà Nội của chúng ta. Theo GS Nghiêm Trung Dũng- Viện Khoa học và công nghệ môi trường (ĐH Bách Khoa Hà Nội), khí thải từ xe máy vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. 

 BONECO- MÁY LỌC KHÔNG KHÍ TẠO ẨM THỤY SỸ

Tuy vậy, tới nay Hà Nội vẫn loay hoay với các biện pháp kìm chế tốc độ phát triển ôtô, xe máy. Nếu như ô tô còn phải qua thủ tục đăng kiểm theo kỳ hạn thì xe máy thực sự là vấn đề nan giải. Những chiếc  xe máy cũ nát nhả khói mù mịt chạy khắp thành phố nhưng chưa có chế tài xử lý. Những cách chống bụi của người dân như sử dụng khẩu trang, nhưng đáng tiếc là hầu hết các loại khẩu trang không ngăn được bụi PM2.5.

 BONECO- MÁY LỌC KHÔNG KHÍ TẠO ẨM THỤY SỸ

Cùng với việc trồng 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020, thì việc HĐND thành phố Hà Nội thông qua Đề án quản lý phương tiện giao thông, phát triển giao thông công cộng, theo đó đến năm 2030, toàn bộ khu vực nội thành sẽ cấm xe máy. Đây là đề án được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đánh giá cao vì sẽ “chặn” ô nhiễm từ gốc. Song, có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào quyết tâm của chính quyền cũng như nỗ lực của người dân.

Ngoài ra, thành phố phải tiếp tục duy trì chính sách hạn chế xây dựng các nhà máy công nghiệp xả thải lớn ở khu vực thành phố Hà Nội. Đặc biệt là, Hà Nội cũng cần từng bước bố trí không gian đô thị, tránh tập trung dân với mật độ quá cao như hiện nay ở một số khu vực. Việc xây dựng các khu đô thị vệ tinh cũng góp phần giảm mức độ tập trung dân cho vùng đô thị lõi song nếu không giải quyết tốt việc cung cấp dịch vụ thì hiệu quả sẽ không cao. 

BONECO- MÁY LỌC KHÔNG KHÍ TẠO ẨM THỤY SỸ

Bên cạnh đó, thành phố cần nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông là yếu tố quan trọng để giảm thải và giảm tác động có hại của khí thải. Cùng với đó việc nâng cao chất lượng phương tiện giao thông cũng là một giải pháp được ông Cơ đưa ra.

Cuối cùng, giải pháp không thể thiếu cho việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội chính là việc nâng cao ý thức của từng cá nhân về sử dụng phương tiện giao thông theo phương châm hợp lý, tiết kiệm.

Ví dụ như, nếu bạn chỉ cần di chuyển trong khoảng cách chừng 1- 1,5km để tới nơi làm việc thì phương tiện tốt nhất cho bạn chính là “xe của bộ”. Đi bộ vừa nâng cao quá trình trao đổi chất, tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp, hỗ trợ điều hòa nhịp tim lại góp phần bảo vệ môi trường sống, hạn chế ô nhiễm không khí tại Hà Nội.