Không khí trong nhà thực chất ô nhiễm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đặc biệt trong tình hình ô nhiễm không khí ngoài môi trường ngày càng nặng nề thì việc bụi mịn, khí độc, mùi hôi xuất hiện trong nhà là điều không thể tránh khỏi. Vậy, làm cách nào để cải thiện chất lượng không khí trong không gian sống để các thành viên luôn được thở khí sạch? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Không khí sạch là gì?
Làm tăng chất lượng không khí nghĩa là làm cho không khí sạch hơn. Không khí sạch là không khí mà bên trong nó ngoài oxi, nitơ thì không chứa nhiều tạp chất hay vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Việc sử dụng không khí sạch sẽ giúp chúng ta hạn chế được nhiều bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cách nhận biết không khí sạch đó là không khí không ô nhiễm, không chứa mùi hôi, tanh, không làm hệ hô hấp bị kích ứng, khó thở và không chứa các hạt bụi bẩn,...
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà như mức độ sạch sẽ, các yếu môi trường, sự hiện diện của nấm mộc và các chất gây ô nhiễm trong không khí khác, ông vật nuôi hay các thói quen của thành viên trong gia đình (hút thuốc) cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà
Một số ngôi nhà có không khí sạch trong khi nhiều ngôi nhà ại chứa các chất gây ô nhiễm không an toàn đến sức khỏe. Điều này sẽ bình thường đối với chúng ta nhưng lại là vấn đề nghiêm trọng đối với một số thành viên đang gặp vấn đề vệ hệ hô hấp, nhạy cảm với các loại mùi như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,...
3. Cách tăng chất lượng không khí sạch tại nhà
Để làm giảm ô nhiễm không khí và tăng chất lượng không khí tại nơi sống, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã áp dụng các cách làm sạch không khí sau:
Lắp đặt điều hòa
Phương án hữu hiệu đầu tiên phải nói đến là lắp đặt điều hòa, điều này có thể làm gia tăng chất lượng không khí sạch trong nhà. Vì bên trong máy có lắp thêm một bộ lọc hoạt động dưới dạng màng lọc hoặc công nghệ ion âm giúp hút hết các chất mang ion dương như bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây dị ứng,...
Trên thị trường hiện có rất nhiều máy lạnh có tích hợp chức năng lọc: Toshiba Inverter, LG Inverter, Sharp Inverter, Panasonic Inverter,... đều có cơ chế lọc không khí đạt hiệu quả cao. Mức loại bỏ có thể đạt 90% vi khuẩn, giúp bảo vệ an toàn gia đình bạn.
Tuy nhiên, để giúp máy hoạt động hiệu quả chất thì phải thường xuyên vệ sinh máy lạnh ít nhất 1-2 tháng/ lần.
Tuy nhiên, để giúp máy luôn hoạt động ở chế độ tốt nhất thì mình khuyên bạn hãy chịu khó vệ sinh máy lạnh ít nhất 1 – 2 tháng/lần (nếu thường xuyên dùng máy lạnh).
Dùng thiết bị lọc không khí
Ngoài điều hòa, nếu gia đình có điều kiện hơn thì lắp máy lọc không khí. Với giá thành và mẫu mã đa dạng từ 2 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể sắm cho tổ ấm nhà mình một thiết bị lọc không khí chuyên dụng. Với thiết kế đơn giản và vô cùng nhỏ gọn, vận hàng theo nguyên tắc tạo ra ion âm để hút các loại hạt, vi khuẩn, virus vốn mang điện tích dương, sau đó giữ các hạt này trong 4 lớp màng lọc (màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính, màng lọc khử khuẩn, màng lọc HEPA) có chức năng khác nhau giúp tiêu diệt và ngăn ngừa 99,9% các tác nhân gây hại này.
Sử dụng các loại máy lọc không khí
Ngoài ra, trong một số máy lọc không khí cao cấp còn tích hợp thêm đèn tia cực tím giúp biến những hỗn hợp chất có hại thành phụ phẩm vô hại mang lại cho không gian sự an toàn, trong lành và thực sự thoải mái.
Lọc không khí bằng cây xanh
Cây xanh là lá phổi của trái đất, được biết đến như nguồn cung cấp oxy tự nhiên. Theo một nghiên cứu mới nhất cho biết việc trồng cây trong nhà từ ½ cây có thể cải thiện được chất lượng không khí từ 25% - 50%. Điều này không chỉ giúp tăng chất lượng không khí mà còn làm cho bạn giảm stress, tăng cường sức khỏe làn da và làm đẹp cho không gian nhà ở.
Cây xanh cũng có thể lọc không khí khá hiệu quả
Bạn có thể trồng một số loại cây ưa trong nhà như:
Cây Lan ý (thích hợp trồng chậu nhỏ, phù hợp với văn phòng với khả năng lọc các chất độc như Benzen VOC).
Cây trầu bà (thích hợp lọc các khí độc bao gồm: Xylene, toluene, formaldehyde, benzen,.. tuy nhiên cây này không phù hợp với trẻ nhỏ).
Cây thường xuân (cây leo phù hợp với không gian nhỏ hẹp và thiếu nắng. Cây có tác dụng ngăn ngừa các khí như formaldehyde, benzene, trichloroethylene,....đồng thời còn giúp hạn chế sự phát triển của nấm mốc).
Dọn dẹp thường xuyên
Đây là phương án đơn giản nhất mà tất cả chúng ta đề có thể thực hiện. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, hút bụi và giặt giũ đồ có thể làm giảm sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc, tác nhân gây dị ứng,...
Tóm lại, chúng tôi đã trình bày đầy đủ nhất và cụ thể nhất những tác nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí tại nhà, giúp bạn biết thêm về vai trò quan trọng của làm sạch không khí. Vậy bạn sẽ chọn phương án nào để áp dụng góp phần tăng chất lượng không khí cải thiện môi trường sống?