Chính chúng ta đang tạp ra một thế hệ trẻ con "nghiện công nghệ". Vậy nhưng sau đó khi bố mẹ không muốn con nghịch điện thoại, khi trẻ gào khóc đòi hỏi chúng ta lại gán cho trẻ là "hư". Các bố mẹ ơi, để không tạo ra những "bi kịch 4.0" hãy tập cho con và bản thân những thói quen tốt trước nhé.

Công nghệ đang gây hại cho con như thế nào?

- Tạo thói quen xấu là thích ngồi một chỗ, ngồi trong nhà và lười vận động

- Kém phát triển: Về cả thể lực và trí não, trẻ nhỏ thường xanh xao, yếu ớt, não bộ kém phát triển ảnh hưởng đến trí thông minh.

- Thay đổi tâm lý: Không còn muốn tiếp xúc nhiều với mọi người, hay cáu bẳn, khó chịu, có nguy cơ trầm cảm

- Ảnh hưởng đến thị lực: Dễ bị khô mắt, đau mắt, dẫn đến các bệnh liên quan đến mắt

Công nghệ gây hại cho trẻ nhỏ

Ba mẹ cần gì để con không lệ thuộc vào các sản phẩm công nghệ

1. Xác lập thời khóa biểu sử dụng điện thoại/máy tính với trẻ

- Trẻ 0-2 tuổi: không cho trẻ tiếp xúc và sử dụng các thiết bị điện tử

- Trẻ 3-5 tuổi: hạn chế thời gian sử dụng <1 tiếng mỗi ngày

- Trẻ >6 tuổi: Tối đa 2h/ngày

Thời khóa biểu cho con chơi

2. Cha mẹ hãy thay thế thời gian con dành cho công nghệ

- Chơi và trò chuyện với con nhiều hơn, trở thành người bạn của con bất cứ thời điểm nào

- Hạn chế sử dụng điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khi đang ở bên cạnh con

Cha mẹ chơi cùng con

3. Hướng dẫn con sử dụng công nghệ phù hợp

Internet là một kho thông tin và nội dung khổng lồ, trẻ nhỏ lại không có khả năng phân biệt các nội dung có hại. Trường hợp Momo là ví dụ điển hình cho việc dù có khoanh vùng nội dung dành cho trẻ nhỏ thì các con cũng có nguy cơ tiếp xúc với những nội dung độc hại. 

Ba mẹ cần là người giám sát, hướng dẫn và giúp con tránh khỏi các hình ảnh, video xấu trên mạng xã hội và các trang web. 

4. Hướng con đến các hoạt động ngoại khóa

Cho con tham gia các chương trình hoạt động thể thao, các chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ để con tìm kiếm niềm vui và đam mê với những hoạt động tốt cho trí tuệ và thể chất.

 Cho con tham gia hoạt động ngoại khóa