Không chỉ tại Việt Nam, việc vận chuyển, xử lý rác thải là vấn đề được nhiều nước quan tâm và chú trọng bởi nó ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như cuộc sống của người dân. Theo đó, mỗi nước có những giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và được dư luận đánh giá cao.

Từ việc người dân sống xung quanh bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Hà Nội chặn đường không cho xe chở rác vào khu vực xử lý rác khiến hàng triệu người dân các quận nội thành Hà Nội phải sống chung với rác trong nhiều ngày qua. Nhiều người đã đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó có công nghệ xử lý rác thải. Vậy những nước được mệnh danh là "quốc gia sạch" họ đã xử lý rác như thế nào?

Đức: Rác là cơ hội kinh doanh

Năm 1950, Đức có khoảng 50.000 bãi chôn lấp rác. Đến năm 2016, con số này đã giảm xuống chỉ còn 300 và tất cả các bãi chôn lấp đều không chấp nhận rác chưa qua phân loại. Chính phủ Đức đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa bỏ tất cả các bãi chôn lấp rác hiện có, đồng thời lên kế hoạch tái chế toàn bộ lượng rác thải và biến rác thải thành năng lượng.

Theo ước tính, việc tái chế rác và biến rác thành năng lượng sẽ giúp Đức tiết kiệm 3,7 tỷ euro mỗi năm. Các hệ thống xử lý rác thải đã giúp tiết kiệm 20% chi phí nhập khẩu kim loại và 3% chi phí nhập khẩu năng lượng.

Các hệ thống xử lý rác thải tiên tiến cần nguồn tiền đầu tư lớn hơn nhiều so với các biện pháp xử lý rác truyền thống. Vì vậy, các doanh nghiệp Đức coi đây là một cơ hội đầu tư, kinh doanh. Họ cho rằng, nhờ các sáng kiến đột phá về xử lý rác thải, các doanh nghiệp Đức hiện đang dẫn đầu thế giới trong một lĩnh vực giàu tiềm năng phát triển.

Một trong những sáng kiến về tái chế rác của Đức được nhiều quốc gia liên minh châu Âu làm theo, đó là nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc hạn chế lượng rác thải. Theo sáng kiến của Đức, các nhà sản xuất và bán lẻ phải trả tiền để có được Green Dot (điểm xanh) in trên bao bì sản phẩm. Nếu lượng bao bì càng lớn, doanh nghiệp càng phải trả nhiều chi phí. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ít giấy hơn, thủy tinh mỏng hơn và hạn chế kim loại, nhờ vậy, lượng rác thải ra môi trường sẽ giảm đi rất nhiều.

Singapore: Biến rác thành năng lượng sạch

Singapore nổi tiếng với hệ thống xử lý rác thải hiệu quả là một quốc gia sạch nhất châu Á. Từ năm 1979, chính quyền Singapore xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên trong bối cảnh sắp hết chỗ đổ rác thải.

Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên ứng dụng hệ thống biến rác thành năng lượng sạch thông qua lò đốt khép kín giúp xử lý 90% lượng rác xả ra mỗi năm. Hiện Singapore có 4 nhà máy đốt rác.

Nhà máy đốt rác của Singapore vận hành theo quy trình: rác thải được các xe chở rác thu gom rồi chuyển tới nhà máy đốt rác. Tại đây, rác thải sẽ được cân trước khi đổ khỏi xe. Kế đến, rác được dồn vào một hầm chứa đặc biệt với thiết kế ngăn mùi hôi thối thoát ra bên ngoài. Những máy nghiền được vận hành để nghiền nát những rác thải cứng rồi đưa vào lò đốt.

Trong suốt thời gian đốt rác thải, nhiệt từ quá trình đốt sản sinh ra hơi giúp đẩy máy phát turbine và tạo ra điện. Sau khi đốt hết rác, khói phát ra từ quá trình đốt rác trải qua quá trình lọc cẩn thận giúp loại bỏ những chất gây ô nhiễm độc hại và được xả vào không khí. Thứ còn lại cuối cùng của quá trình đốt rác là tro.

Những cỗ máy đặc biệt sẽ phụ trách loại bỏ tất cả rác thải là vật liệu kim loại thông thể đốt cháy trong tro. Cuối cùng, tro được chuyển đến đảo chôn rác Semakau để chôn lấp. Nhờ quy trình xử lý rác thải khép kín này, Singapore trở thành đảo quốc sạch đẹp.

Nhật Bản: Chỉ có 1% rác thải ra môi trường

Nhật Bản được biết đến là quốc gia nôi tiếng với sự sạch sẽ, đường phố “không rác” là những gì người ta có thể cảm nhận được khi đến với đất nước Mặt trời mọc.

Theo báo cáo của Waste Atlas, mỗi năm, mỗi người Nhật xả ra môi trường gần 350 kg rác thải và đất nước mặt trời mọc tạo ra khoảng 45 triệu tấn rác, đứng thứ 8 trên thế giới.

Lượng rác thải ở Nhật Bản ước khoảng hơn 45 triệu tấn mỗi năm, xếp thứ 8 trên thế giới. Do không có nhiều đất để chôn lấp rác, nước này buộc phải dựa vào giải pháp đốt rác.

Nhận Bản sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Rác thải sau khi phân loại sẽ được treo bên trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để những luồng khí nóng thổi qua, giúp truyền nhiệt nhanh và thúc đẩy các phản ứng hóa học diễn ra.

20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để tạo thêm đất mới.

Thụy Điển: Sưởi ấm bằng rác

Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường hiện nay. Ở Thụy Điển, chuyện mỗi hộ gia đình có đến 6 - 7 loại thùng rác trong nhà để phân loại rác từ nguồn là điều khá bình thường. Ngoài chuyện bảo vệ môi trường có sự phối hợp từ ý thức của người dân, công nghệ xử lý rác thải hiện đại và hiệu quả cũng là điểm đáng chú ý của quốc gia Bắc Âu này.

Tại Malmo, thành phố lớn thứ 3 Thụy Điển, đến 60% lượng điện tiêu thụ và nhiệt cung cấp cho hệ thống sưởi tại đây lại đang được cung cấp từ một nhà máy tái chế rác thải. Công ty xử lý rác thải Sysav được quản lý bởi 16 thành phố phía Nam Thụy Điển, xử lý rác thải trong khu vực và cũng cung cấp nhiên liệu cho chính các thành phố này.

Tái chế rác trở thành một ngành kinh tế ở Thụy Điển.

Hệ thống tái chế xử lý rác hiệu quả ấy đã giúp cho Thụy Điển trở thành nước đầu tiên trên thế giới tái chế được đến 99% lượng rác thải của mình. Chỉ có 1% rác từ các hộ gia đình bị thải ra môi trường.

Công nghệ phát triển đến mức nước này đang phải nhập khẩu rác từ các nước khác để có đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động. Các sà lan chở rác vẫn cập cảng Malmo hàng tuần. Rác đến từ Anh và nhiều nước châu Âu khác.

55% rác được đốt trở thành nguồn cung cấp điện và khí sưởi, phần còn lại tái chế thành nguyên vật liệu mới hoặc thành phân bón sinh học, khí sinh học.

Thương hiệu BONECO, thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu RICO, chuyên cung cấp các sản phẩm máy tạo ẩm, máy lọc không khí hàng đầu Thụy Sĩ tại Việt Nam, nâng niu sức khỏe gia đình bạn!

  Liên hệ: Thương hiệu BONECO- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu RICO

  Địa chỉ: Tầng 10, Tháp C, Tòa nhà Central Point, 219 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

  Mail: cskh-boneco@rico.vn

  Facebook: https://www.facebook.com/Boneco.May.loc.khong.khi.Thuy.Si/

  Điện thoại: 096.410.6886