Ảnh hưởng kinh hoàng của bụi với sức khỏe con người

Bụi là những hạt vật chất có kích thước nhỏ và lơ lửng trong không khí, kích thước của chúng rất nhỏ chỉ vào khoảng từ 2.5 đến 10 micromet. Các hạt bụi mịn thậm chí chỉ có đường kính từ 0.1 đến 2.5 micromet, nhỏ hơn 1/30 sợi tóc người. Mắt người chỉ có thể nhìn thấy hạt bụi mịn khi chúng bám theo số đông trên các vật thể như mặt kính, lá cây, mặt bàn ghế….

Bui min la gi

Chúng ta sống và hít thở bụi hàng ngày nhưng đa số chưa hiểu hết tác hại của chúng.

  • Bụi lớn hơn 10 micromet: gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng nhưng không đến được phổi

  • Bụi mịn và siêu mịn: cực kỳ nguy hiểm, có thể đi sâu và phổi và thậm chí vào máu.

  • Bụi chứa nhiều các thành phần như sunfat, nitrat, amoniac, carbon…

Bụi có thể gây ra có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe khác nhau: tăng số lần khám cấp cứu và nhập viện vì các vấn đề về hô hấp và tim mạch, khó thở, làm hen suyễn hay các bệnh phổi có sẵn nặng hơn, bất lợi cho sinh đẻ như sinh con nhẹ cân, giảm sự phát triển phổi ở trẻ em, ung thư, tử vong sớm.

Dấu hiệu nào cho thấy bạn bị ảnh hưởng bởi bụi?

Chỉ cần quan tâm tới những thay đổi của cơ thể, bạn có thể dễ dàng nhận ra những khác biệt khi bị ảnh hưởng bởi bụi hay môi trường. Về ngắn hạn, nếu tiếp xúc thường xuyên với bụi chúng ta thường thấy các triệu chứng như kích ứng, cay mắt, hắt hơi, đau họng, ho có đàm...nhưng nhanh thuyên giảm khi chất lượng không khí cải thiện.

Bui min va tac hai kinh hoang voi suc khoe

Về dài hạn, bụi có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nặng ngực, khò khè khó thở. Đặc biệt nếu tiếp xúc với bụi mịn trong thời gian dài có thể làm nghiêm trọng thêm các tình trạng bệnh phổi, gây ra các cơn đau thắt ngực và đột quỵ.

Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính ô nhiễm không khí xung quanh (ngoài trời) ở cả thành thị và nông thôn gây ra 4,2 triệu người tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm; tỷ lệ tử vong này chủ yếu do tiếp xúc với bụi mịn, gây ra bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.

Đánh giá và các biện pháp phòng bụi

Ngày nay, mức độ ô nhiễm không khí được đánh giá thông qua chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index, viết tắt AQI), là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Chỉ số này cho biết không khí xung quanh là sạch hay ô nhiễm và những ảnh hưởng liên quan tới sức khỏe.

Chi so AQI la gi

- Khi đi ra bên ngoài đường, đeo khẩu trang đúng tiêu chuẩn để bảo vệ khỏi bụi trong không khí.

- Không tập thể dục hay làm việc ở nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động mạnh khiến phải hít thở nhanh hơn hoặc sâu như đạp xe, chạy bộ...

- Hạn chế di chuyển trên những con đường và đường cao tốc đông đúc, những nơi này chất lượng không khí thường xấu hơn vì khí thải từ các phương tiện giao thông.

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi giúp làm sạch không khí.

- Nếu nhà ở trong khu vực có mức độ ô nhiễm bụi cao: giữ nhà sạch sẽ, lau khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, sử dụng máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.

- Hạn chế làm ô nhiễm thêm không khí như đun nấu bằng than củi nơi kém thông khí, đốt nhang...

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây để bảo vệ sức khỏe chung và tránh sự hình thành các gốc tự do từ không khí ô nhiễm.

- Nếu xuất hiện những triệu chứng như ho, khó thở, đau mắt, ngứa họng, cần đi khám bác sĩ ngay, đặc biệt khi những hiện tượng này kéo dài rất có thể đã bị hen hoặc các bệnh hô hấp mạn tính khác.