Tác hại của Ô nhiễm không khí đối với Thai Nhi, Mẹ bầu
Tác hại của Ô nhiễm không khí đối với Thai Nhi, Mẹ bầu
12/08/2022
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng với thai nhi, góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, cũng như tác động đến sức khỏe suốt đời khi trẻ lớn lên.
Việc thai phụ phơi nhiễm trong môi trường không khí ô nhiễm gây tác động khôn lường cho bào thai, và trong dài hạn có liên quan đến gần 1/5 số ca sinh non trên toàn cầu.
Báo cáo đăng trên chuyên san Environment International cung cấp số liệu ước tính đầu tiên trên phạm vi toàn cầu về những ca sinh non có liên quan ô nhiễm không khí đến từ các hạt bụi cỡ lớn. Nhóm hạt bụi này, gọi là PM2,5, được xác định có đường kính từ 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn, và chúng có thể len lỏi sâu vào đường hô hấp. PM2,5 được thải từ các phương tiện nhân tạo như động cơ diesel, các nhà máy công nghiệp và nhiên liệu nấu nước có mặt tại hầu hết khu vực châu Á, cũng như các nguồn tự nhiên như phản ứng hóa học trong bầu khí quyển.
Tác hại của ô nhiễm không khí
Những ca sinh non có liên quan ô nhiễm không khí đến từ các hạt bụi cỡ lớn
Dựa trên dữ liệu từ 183 quốc gia, đội ngũ nghiên cứu của Viện Môi trường Stockholm thuộc Đại học York (Anh) đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc phơi nhiễm trong lúc mang thai từ hàm lượng ô nhiễm không khí ngoài trời khác nhau đến tỷ lệ sinh non. Các chuyên gia kết luận rằng PM2,5 là “yếu tố ảnh hưởng đáng kể trên bình diện toàn cầu” đối với thai nhi sinh sớm hơn 37 tuần của thai kỳ. Đây cũng là mốc thời điểm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như dẫn đến những vấn đề về thể chất lẫn thần kinh. Họ tính toán vào năm 2010, việc phơi nhiễm PM2,5 có liên quan đến 18% ca sinh non trên toàn cầu, tương đương khoảng 2,7 triệu ca sinh non. Đa số các trường hợp này diễn ra ở Nam và Đông Á, Trung Đông, Bắc Phi và vùng Hạ Sahara ở phía tây.
“Cuộc nghiên cứu trên nhấn mạnh ô nhiễm không khí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, cũng như tác động đến sức khỏe suốt đời với những đối tượng sống sót”, theo tác giả Christopher Malley.
Tại Nam và Đông Á, các nguồn PM2,5 do con người tạo ra chịu trách nhiệm hơn 80% tình trạng ô nhiễm trong khu vực, đồng thời đây cũng là những nơi có tỷ lệ sinh non do PM2,5 cao nhất, theo cuộc nghiên cứu. Thai phụ tại đây cũng thường xuyên bị phơi nhiễm với không khí bẩn trong nhà, đến từ gỗ và các nhiên liệu sinh khối khác được sử dụng trong quá trình nấu nướng. Trong khi đó, vật chất từ các nguồn tự nhiên, như bão cát, góp phần lớn hơn vào tình trạng này ở Trung Đông, Bắc Phi và vùng Hạ Sahara ở phía tây.
Khoảng 7 triệu ca thai chết lưu trên toàn cầu vào năm 2012 do không khí ô nhiễm
Theo tờ The Guardian, hiện Mỹ có khoảng 50.000 ca sinh non liên quan đến PM2,5, với mỗi ca ngốn khoảng 51.600 USD chi phí chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt cho trẻ cũng như mất đi nguồn lao động và năng suất làm việc vì tình trạng thiểu năng về thần kinh lẫn thể chất ở trẻ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 7 triệu ca thai chết lưu trên toàn cầu vào năm 2012 do không khí ô nhiễm. WHO dẫn dữ liệu cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa việc sống trong môi trường ô nhiễm, cả trong nhà lẫn ngoài trời, với bệnh tim, đột quỵ, ung thư và các căn bệnh về đường hô hấp.
Khi nói đến ô nhiễm không khí, nhiều người chỉ nghĩ đến môi trường bên ngoài mà quên rằng không khí trong nhà có thể ô nhiễm gấp nhiều lần. WHO đã cảnh báo rõ ràng: ô nhiễm không khí trong nhà là mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng với hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Trong khi chúng ta dành đến 90% thời gian ở trong nhà, việc kiểm soát chất lượng không khí tại đây càng trở nên cấp thiết. Bài viết này sẽ phân tích lý do vì sao WHO đưa ra cảnh báo và bạn có thể làm gì để bảo vệ gia đình khỏi “kẻ giết người thầm lặng” này.
Với các không gian thương mại cao cấp như khách sạn, phòng tập gym, phòng karaoke, nhà hàng, hay phòng chờ VIP, chất lượng không khí không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là một yếu tố thể hiện đẳng cấp dịch vụ. Với đặc trưng kín gió, tần suất người ra vào cao và nhiều nguồn phát thải mùi như VOCs, khói thuốc lá, cigar, ẩm mốc, hóa chất tẩy rửa,... việc làm sạch không khí hiệu quả là một thách thức lớn. Đó là lý do máy lọc không khí BONECO P710 sản phẩm cao cấp từ Thụy Sĩ được nhiều kiến trúc sư, chủ đầu tư và quản lý vận hành tin dùng.
Mỗi chuyến đi bằng ô tô tưởng như tiện lợi lại có thể trở thành “ác mộng” với những người hay say xe, dị ứng, hoặc viêm xoang mãn tính. Khó thở, buồn nôn, nghẹt mũi, chóng mặt,... tất cả đều có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân rất đơn giản nhưng thường bị bỏ qua: chất lượng không khí bên trong khoang xe. Vậy người hay say xe, dị ứng, viêm xoang có nên dùng máy lọc không khí ô tô không? Câu trả lời là CÓ, và trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao, cùng với gợi ý một sản phẩm nổi bật: Máy lọc không khí ô tô BONECO P50 - giải pháp hiện đại đến từ Thụy Sĩ.
Khi dọn về nhà mới, bạn cảm thấy khó chịu vì mùi sơn nồng nặc, bụi mịn lơ lửng trong không khí và mùi chất tẩy rửa khó chịu. Vậy làm thế nào để có thể loại bỏ được mùi sơn, chất tẩy rửa nhà mới hiệu quả? Hãy tham khảo cách khử mùi sơn, chất tẩy rửa nhà mới AN TOÀN, HIỆU QUẢ và ĐƠN GIẢN qua bài viết dưới đây.
Theo Mayo Clinic, khi độ ẩm trong không khí giảm xuống dưới 40%, cơ thể con người đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch yếu rất dễ gặp các vấn đề như ho khan, viêm mũi dị ứng, khô da và thậm chí là mất ngủ kéo dài. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều gia đình hiện đại lựa chọn máy tạo ẩm như một thiết bị thiết yếu trong phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung. Trong số đó, máy tạo ẩm BONECO U200 thương hiệu Thụy Sĩ nổi tiếng được đánh giá cao nhờ công nghệ tạo ẩm siêu âm tiên tiến, khả năng lọc khuẩn vượt trội và thiết kế an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. Vậy sản phẩm này có gì nổi bật và cách sử dụng thế nào để phát huy hiệu quả tối đa? Hãy cùng Boneco Việt Nam khám phá ngay dưới đây.
Phòng làm việc không chỉ là nơi xử lý công việc, mà còn là không gian phản ánh sức khỏe và phong cách sống của bạn. Một môi trường làm việc thiếu thông thoáng, ngột ngạt hoặc quá khô hanh dễ khiến bạn mệt mỏi, mất tập trung, và giảm sút hiệu suất đáng kể. Vậy làm thế nào để cải tạo phòng làm việc trở thành không gian lý tưởng giúp bạn làm việc hiệu quả và thư giãn hơn mỗi ngày?