Hầu hết mọi người đều nhận thức được ô nhiễm ngoài trời có hại cho sức khỏe nhưng không phải nhiều người biết rằng ô nhiễm trong nhà cũng ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe của họ.
Bạn thường dành bao nhiều thời gian ở trong phòng? Giờ hãy suy nghĩ về nó cẩn thận hơn. Hãy tính hết tất cả các thời gian bạn ở trong nhà, trong văn phòng, trong trường, và ở các cửa hàng, quán ăn. 90% người dân đang sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh dành khoảng 90% thời gian của mình ở bên trong bức tường, do đó không khí trong phòng rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta.
Chất lượng không khí trong nhà kém/ bị ô nhiễm liên quan trực tiếp đến các bệnh lý về phổi – như bệnh suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và ung thư phổi – và ảnh hưởng hầu hết các cơ quan của cơ thể.
Mục đích của bài viết này là mô tả các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu, nguyên nhân gây ra và chúng ta có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh từ ô nhiễm không khí trong nhà.
Ô nhiễm không khí đến từ đâu?
Ô nhiễm không khí trong nhà đến từ nhiều nơi, bao gồm lò đốt, lò sưởi hở, vật liệu xây dựng và nội thất, chất tẩy rửa và hệ thống máy lạnh, ô nhiễm không khí đến từ bên ngoài.
Thông gió là gì?
Có nhiều cách để không khí ô nhiễm từ bên ngoài đi vào một ngôi nhà:
+ Thấm vào – không khí vào qua các khe hở trên tường, sàn nhà và trần nhà, và qua các cửa sổ cửa cái.
+ Thông gió tự nhiên – không khí vào lúc chúng ta mở cửa cái hoặc cửa sổ.
+ Thông gió cơ khí – thông khí bởi các quạt thông gió hoặc hệ thống điều hòa.
Để giảm sử dụng năng lượng, các tòa nhà ngày càng kín để tránh việc thông gió không kiểm soát được. Do đó, không khí ngoài trời không thể lọt vào dễ dàng và làm loãng hoặc quét sạch các chất ô nhiễm. Lưu lượng thông khí trong một tòa nhà là yếu tố quan trọng khi nghĩ đến vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà và các ảnh hưởng của nó.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trong nhà đến phổi chúng ta?
Các tác động kích thích, như khô họng và ho, có thể cảm thấy được rõ chỉ sau một thời gian ngắn phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà (ngày hoặc tuần). Các ảnh hưởng của phơi nhiễm lâu dài hơn, như ung thư phổi, có thể xuất hiện sau 1 vài năm.
Ô nhiễm không khí trong nhà có ảnh hưởng đến bạn không?
Một số người dễ bị ảnh hưởng bởi một số chất ô nhiễm trong nhà hơn người khác. Thí dụ, trẻ em sẽ nhạy cảm hơn với khói thuốc lá, trong khi phụ nữ nói chung dễ bị khô họng và khô mắt, khô môi và da. Ngoài ra, thật rõ ràng rằng những bệnh nhân dị ứng với mạt nhà và/hoặc lông vật nuôi dễ bị tổn hại khi tiếp xúc với chúng. Mặt khác, không thể biết trước rằng bạn dễ bị ảnh hưởng bởi không khí trong nhà hơn người khác hay không. Nhưng ở nơi phơi nhiễm rất cao, hầu hết mọi người đều bị tổn hại.
Bằng cách nào biết được chúng ta bị ảnh hưởng hay không?
Bằng cách tự hỏi và trả lời các câu hỏi sau đây về không khí trong nhà của chúng ta, chúng ta có thể xác định ô nhiễm không khí trong nhà có là vấn đề hay không.
+ Có bất kỳ dấu hiệu có vấn đề nào về ô nhiễm không khí trong nhà, như nấm mốc, bụi và mùi hôi, khói thuốc không?
+ Bạn có cảm thấy các triệu chứng được cải thiện khi bạn rời khỏi một môi trường trong nhà nào không?
Cách nào bạn có thể giúp kiểm soát nó?
Dưới đây là danh sách các việc làm bạn có thể cải thiện để hạn chế mức độ ô nhiễm không khí trong phòng:
- Không cho phép hút thuốc trong nhà.
- Bảo đảm rằng nhà bạn được thông khí tốt. Mở cửa nhà bạn trong vòng 5 – 10 phút, vài lần trong một ngày, nhất là trong lúc và sau khi nấu nướng, và sau khi tắm.
- Bảo trì hệ thống khí đốt.
- Nơi có đốt than củi phải bảo đảm có ống khói sạch sẽ và được chăm sóc. Chỉ đốt củi khô và chưa xử lý. Không đốt rác hoặc bao bì vì có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc.
- Ngăn ngừa rò rỉ nước và làm giảm độ ẩm.
- Nếu bạn sống ở vùng radon cao, tìm tư vấn về thử nghiệm tìm radon.
- Sử dụng các vật liệu xây dựng và nội thất có ô nhiễm thấp.
- Lắp đặt báo động khói và monoxid carbon.
- Cẩn thận khi sử dụng các hóa chất trong nhà, như bột giặt, chất tẩy, chất khử mùi,… phóng thích hóa chất vào không khí. Luôn luôn thông khí thật tốt sau khi sử dụng.
- Sử dụng máy lọc không khí có màng lọc Hepa và Than hoạt tính để giúp lọc sạch không khí trong phòng
Nguồn: European Lung Foundation
Xem thêm: