Hỏng hệ hô hấp vì không khí kém trong lành

Hỏng hệ hô hấp vì không khí ô nhiễm nặng tại Việt Nam

 Bụi Siêu Mịn (PM2.5) có thể xâm nhập vào sâu trong phổi và gây bệnh ung thư phổi

Hầu hết các bệnh hô hầu đều bị tác động bởi không khí ô nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây (2016-2017-2018), tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp cao nhất trên toàn quốc và nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí.

Tại nước ta, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản là hai bệnh thường gặp nhất do tác động trực tiếp của không khí ô nhiễm. Ngoài ra, một số tác nhân có hại trong không khí cũng có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng ở phổi, làm tái phát các đợt cấp, đợt nặng của bệnh.

Theo BS. Đặng Hùng Minh,Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, thành phần nguy hiểm đầu tiên phải kể đến là các hạt bụi PM2.5, còn gọi là bụi siêu mịn hay bụi phân tử với kích thước siêu nhỏ có thể xâm nhập vào sâu trong phổi và gây bệnh ung thư phổi.

Bụi siêu mịn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và các bệnh nguy hiểm

 bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhvà hen phế quản là hai bệnh thường gặp nhất do không khí ô nhiễm

Tác nhân tiếp theo là các loại hóa chất, thường gặp nhất là NO2. Khi NO2 được trộn với hơi nước sẽ tạo thành HNO3 - một chất gây hại cho phổi. Số người bị tử vong sớm mỗi năm do hai thủ phạm chính là PM 2.5 và NO2 ước tính lên đến hơn 2 triệu người. Ngoài ra, các khí CO, NO, lưu huỳnh, chì và các phần tử khói... cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc trao đổi khí trong phổi và sức khỏe tổng thể nếu hít phải.

Xem thêm: Máy lọc không khí giúp bảo vệ sức khỏe, lọc sạch bụi siêu mịn PM2.5

Nguồn gốc chủ yếu của các chất ô nhiễm trong không khí là khí thải công nghiệp, khí thải giao thông. Các hoạt động thường ngày cũng có thể gây ô nhiễm như đun nấu bằng bếp than tổ ong, đốt rác, hút thuốc lá...

ThS.BS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường TP.HCM, cho biết quá trình hô hấp là đưa oxi vào phổi. Tại phổi, oxi tiếp xúc với máu. Trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxi, mang oxi đến các tế bào. Bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi. Đây là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản là hai bệnh thường gặp nhất do tác động trực tiếp của không khí ô nhiễm

Bụi siêu mịn PM 2.5 còn ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN do lượng oxi bị cản trở làm hủy hoại tế bào. Ngoài ra, các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde cũng gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư phổi.

Do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, trẻ em chịu tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khí. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn.

Trẻ em là đối tượng chị tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khi

Trẻ nào càng sống gần mặt đường, gần các công trình xây dựng hay nhà máy công nghiệp, nguy cơ bệnh hô hấp cao từ 19-25% so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó phát triển chiều cao toàn diện nếu liên tục sống trong môi trường ô nhiễm không khí.

Cách phòng tránh tiếp xúc với ô nhiễm không khí

Toàn cảnh mật độ ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, khẩu trang được kỳ vọng sẽ hạn chế không khí ô nhiễm. Tuy nhiên, khẩu trang chỉ có thể chặn phần nào loại bụi có kích thước lớn (PM10), còn với bụi siêu mịn PM2.5 thì không hiệu quả.

Việc có máy lọc không khí đặt trong văn phòng làm việc hay sử dụng cho gia đình cũng là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi gia đình đang có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi,  người đang mắc bệnh và điều trị, sinh sống tại các khu vực có mật độ xây dựng, ô nhiễm cao. 

Ngoài ra bạn không nên ra ngoài khi tình hình ô nhiễm không khí ở nơi bạn sống đang ở mức cao. Việc ở ngoài trời vào những thời điểm này có thể làm tăng nguy cơ bệnh phổi, đau tim, bệnh hen và các vấn đề sức khỏe khác.

Một chế độ dinh dưỡng rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten (bơ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, súp lơ xanh, gan động vật, cá, trứng, sữa…) giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, chống lại tổn thương tế bào, tăng cung cấp oxi cho tế bào và nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch./.